Chương 1  ||  Chương 2  ||  Chương 3  ||  Chương 4  ||  Chương 5  ||  Chương 6  ||  Chương 7 
Chương 8  ||  Chương 9  ||  Chương 10  ||  Chương 11  ||  Chương 12  ||  Chương 13  ||  Chương 14  ||  Chương 15 
Chương 16  ||  Chương 17  ||  Chương 18  ||  Chương 19  ||  Chương 20  ||  Chương 21  ||  Chương 22  ||  Chương 23 


CHƯƠNG 15

CHUYỆN PHIẾM TRONG LỜI NÓI

Chuyện phiếm được định nghĩa là những lời ra tiếng vào, thường là vô căn cứ nhắm vào bản tính cá nhân, chuyện tình cảm riêng tư, thầm kín hoặc chỉ là những chuyện rỗi hơi. Người thích đi nói chuyện thiên hạ được gọi nôm na là người nhiều chuyện

Có lẽ cái thứ tội người ta năng phạm hơn hết trong đời là tội thiếu bác ái, mà chuyện phiếm lại chính là phương tiện chủ yếu của nó. Nói một cách cụ thể, chuyện phiếm rất là độc ác. Lắm lần câu chuyện được tạo nên dựa trên những phỏng đoán sai lầm của mỗi người . Những ai chú tâm vào việc Chúa thì không nên có thời giờ nhàn rỗi mà nói chuyện phiếm

Thông thường, khi một cuộc đối thoại đã kéo qúa dài, dễ lạc sang những chuyện lăng nhăng. Ta không cần phải thông minh lắm mới biết rằng nói hành nói xấu là có tội. Tuy nhiên dường như chúng ta có bản tính hiếu kỳ, muốn biết về chuyện riêng tư của người khác. Những kẻ nhiều chuyện thật phải hổ thẹn cúi đầu khi biết rằng có rất nhiều vị thánh đã khấn hứa với Chúa từ bỏ chuyện nông nổi hay lười biếng.

Nhưng khốn một nỗi là vì người phàm chúng ta lại cứ thích đi soi mói chuyện của người ta, tìm hiểu xem động lực nào đã xúi đẩy họ làm như vậy ( mặc dù chính nạn nhân còn chưa chắc biết được cái gì đã thúc đẩy mình.) Có những người mong đến những giờ đàm tếu như mong một nguồn nước mát. Đối với họ cũng giống như đi xem xi-nê, hấp dẫn làm sao. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta không nên nói chuyện một cách cứng ngắt, nghĩa là không phải chỉ đi vào vấn đề chính rồi ngang nhiên chấm dứt câu chuyện. Chúng ta cũng cần phải xã giao, chuyện vãn, nhưng ta nên lưu ý và biết nhận ra lúc nào mình đang đi vào vòng nguy hiểm hầu dùng lại cho kịp thời.

Chuyện phiếm có thể trở nên ác độc đến nỗi phá hoại cuộc sống của người ta. Nếu ta muốn được nên giống hình ảnh Chúa, thì đừng bao giờ phiêu lưu trong chuyện phiếm

Đi xa hơn một bước, chúng ta phải nhắc đến hai thói xấu khác là nói hành nói xấu và vu khống, vì chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng đây là lãnh vực nghiêm trọng hơn nhiều. Nói xấu là khi ta nói lên một chuyện xấu có thật về người khác, mà lẽ ra ta phải giữ kín kẻo tổn thương đến danh dự của họ. Còn vu khống là những lời chứng dối cố ý gây thiệt hại cho người khác. Chính trong lúc chúng ta nói chuyện lăng nhăng thiên hạ mà ta có thể đi đến những tội nặng này, là vì khi ta không biết được hết câu chuyện, thì ta lại thêm mắm dặm muối vào. Thưa, đúng vậy, chúng ta đặt thêm chuyện và khai mở cho dòng thác ác độc tuôn ra. Hầu hết người ta không xem chuyện phiếm là một tội nặng, nhưng vì nó có khả năng phá hoại người khác, nên nó phải là một tội trọng.

Khi chạm trán với một người nhiều chuyện, thay vì đồng ý với họ, chúng ta phải bào chữa cho nạn nhân, dầu chúng ta có biết phần đúng trong chuyện ấy. Vì sao vậy? Vì bạn không bao giờ biết cả về nguyên nhân cũng như động cơ thúc đẩy, và như vậy, bạn không thể nào có được sự thật hoàn toàn. Thật là một điều nghịch lý và tai tiếng khi thấy các vị lãnh đạo tinh thần mà cũng hứng thú trong việc nói chuyện phiếm.

(Muốn download mp3 file, đặt mouse trên player bar, bấm "right-click" & chọn "save audio as")