![]() ![]() |
|
Chương 1
||
Chương 2
||
Chương 3
||
Chương 4
||
Chương 5
||
Chương 6
||
Chương 7
Chương 8 || Chương 9 || Chương 10 || Chương 11 || Chương 12 || Chương 13 || Chương 14 || Chương 15 Chương 16 || Chương 17 || Chương 18 || Chương 19 || Chương 20 || Chương 21 || Chương 22 || Chương 23 |
|
CHƯƠNG 14 SỰ PHÀN NÀN TRONG LỜI NÓI Có lẽ một trong những sự kiện tại hại nhất.mà lời nói của mình gây nên chính là ta liên lỉ phàn nàn về mọi người và mọi sự. Chúng ta rất dễ dãi phàn nàn. Và tôi sẽ nói ngay lý do tại sao. Bởi vì, trong hầu hết trường hợp, phàn nàn chẳng nên tội tình gì cả (trừ một vài trường hợp như khi phàn nàn bất công). Nếu ta để tâm lắng nghe mình nói từ mai chí tối, cuối ngày ta sẽ thấy một sổ vô tận lời phàn nàn, than vãn tai hại. Quả vậy, chẳng ai ưa thích tìm đến một người than thở liên miên. Họ là những người đáng chán nhất. Dĩ nhiên, có những lời phàn nàn chính đáng về một người trong nhà hay ngoài sở làm. Nhưng khốn một nỗi là tiếng phàn nàn chính đáng của ta lại không đến tai người hay những người phải được nghe. Chúng ta cứ đi vòng vo thay vì nói với chính người làm chúng ta bất bình. Vì thế, điều bất bình vẫn còn đó. Đi khiếu nại với cấp trên của họ mà không buồn dành cho họ một cơ hội để giải thích sự việc. Ngoài ra, chúng ta còn tệ hơn nữa là khi phê bình chỉ trích, chúng ta luôn luôn quả quyết mà không biết đến nghi vấn. Chúng ta phải hoàn toàn làm chủ miệng lưỡi của mình và nhất là đừng tự cho mình trổi trang hơn người mình phàn nàn. Ta có hay điều này không? Là khi ta đưa ngón tay trỏ chỉ vào người mình nhắm phàn nàn, thì 3 ngón kia lại chỉ lui vào ta. Một trong những báu vật mà chúng ta có là lương tâm, và khi ta mổ xẻ lương tâm để nhìn thấy con người thật của mình, thì ta sẽ có lý do để tránh không bao giờ phàn nàn nữa, hơn nữa ta còn có lý do để cảm tạ Chúa vì mình chưa đến nỗi tệ hơn. Với những ai muốn nên anh dũng trong lời nói, thì sự than vãn liên lỉ không có chỗ đứng trong cách sống của họ. Một đôi khi chúng ta hơi nặng lời trách móc, than phiền về người khác. Hãy cố gắng giảm thiểu nó đi, và nên pha trò cho vui vẻ tựa hồ ta đang thưởng thức "trăm hoa đua nở". Có lẽ một trong những sự kiện tại hại nhất mà lời nói của mình gây nên chính là ta liên lỉ phàn nàn về mọi người và mọi sự. Chúng ta rất dễ dãi phàn nàn. Và tôi sẽ nói ngay lý do tại sao. Bởi vì, trong hầu hết trường hợp, phàn nàn chẳng nên tội tình gì cả (trừ một vài trường hợp như khi phàn nàn bất công). Nếu ta để tâm lắng nghe mình nói từ mai chí tối, cuối ngày ta sẽ thấy một sổ vô tận lời phàn nàn, than vãn tai hại. Quả vậy, chẳng ai ưa thích tìm đến một người than thở liên miên. Họ là những người đáng chán nhất. Dĩ nhiên, có những lời phàn nàn chính đáng về một người trong nhà hay ngoài sở làm. Nhưng khốn một nỗi là tiếng phàn nàn chính đáng của ta lại không đến tai người hay những người phải được nghe. Chúng ta cứ đi vòng vo thay vì nói với chính người làm chúng ta bất bình. Vì thế, điều bất bình vẫn còn đó. Đi khiếu nại với cấp trên của họ mà không buồn dành cho họ một cơ hội để giải thích sự việc. Ngoài ra, chúng ta còn tệ hơn nữa là khi phê bình chỉ trích, chúng ta luôn luôn quả quyết mà không biết đến nghi vấn. Chúng ta phải hoàn toàn làm chủ miệng lưỡi của mình và nhất là đừng tự cho mình trổi trang hơn người mình phàn nàn. Ta có hay điều này không? Là khi ta đưa ngón tay trỏ chỉ vào người mình nhắm phàn nàn, thì 3 ngón kia lại chỉ lui vào ta. Một trong những báu vật mà chúng ta có là lương tâm, và khi ta mổ xẻ lương tâm để nhìn thấy con người thật của mình, thì ta sẽ có lý do để tránh không bao giờ phàn nàn nữa, hơn nữa ta còn có lý do để cảm tạ Chúa vì mình chưa đến nỗi tệ hơn. Với những ai muốn nên anh dũng trong lời nói, thì sự than vãn liên lỉ không có chỗ đứng trong cách sống của họ. Một đôi khi chúng ta hơi nặng lời trách móc, than phiền về người khác. Hãy cố gắng giảm thiểu nó đi, và nên pha trò cho vui vẻ tựa hồ ta đang thưởng thức "trăm hoa đua nở". Bạn có để ý điều thú vị này không? Khi một người thân đã ra đi, chúng ta thường nhắc đến các lỗi lầm của họ với một lòng tự ái và trân quí, như thể đó là những đức tính. Ví dụ như, một người con nói: "Con nhớ những đêm thứ Bảy bố đi nhậu về, người liểng xiểng, miệng ca hát và tay thì ôm quà về cho mẹ và chúng con." Lẽ dĩ nhiên những đêm ấy, bà vợ rất giận chồng, nhưng giờ đây thì ông không còn nữa thì câu nói của con lại nhắc bà nhớ đến những đêm ấy với lòng trìu mến và hiểu rằng tuy ông đi chơi nhưng không quên vợ con ở nhà. Nếu chúng ta muốn được hoàn hảo trong lời nói, thì chúng ta phải đào thải những lời phàn nàn khỏi cuộc sống của mình. (Muốn download mp3 file, đặt mouse trên player bar, bấm "right-click" & chọn "save audio as") |
|
![]() |