Chương 1  ||  Chương 2  ||  Chương 3  ||  Chương 4  ||  Chương 5  ||  Chương 6  ||  Chương 7 
Chương 8  ||  Chương 9  ||  Chương 10  ||  Chương 11  ||  Chương 12  ||  Chương 13  ||  Chương 14  ||  Chương 15 
Chương 16  ||  Chương 17  ||  Chương 18  ||  Chương 19  ||  Chương 20  ||  Chương 21  ||  Chương 22  ||  Chương 23 


CHƯƠNG 12

TÍNH KHÍ VÀ CUNG GIỌNG CỦA LỜI NÓI

Tôi tuyệt đối tin chắc rằng sự cộc cằn hoặc một giọng nói bất nhẫn thường phát sinh do một tình trạng mệt mỏi, bệnh hoạn. Không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra được lý do khiến ta thốt ra giọng nói cộc cằn. Và chỉ khi ta biết được rõ căn nguyên, ta mới có thể chữa trị được nó một cách thích đáng. Sự thật là có rất nhiều lý do khiến chíng ta trở nên gắt gỏng, nóng nảy. Ta có thể nêu ra một vài trường hợp căn bản như sau. Có nững lúc ta bị đè nén bởi những gánh nặng vì bổn phận và trách nhiệm trong cuộc sống, hoặc ta bị thúc giục vì thời gian quá cấp bách, hoặc ta đang có một trở ngài lớn lao nào đó phải giải quyết. Lại có những lúc mình đang có chuyện phải giấu giếm, che đậy nữa, hay khi cuộc sống trở nên hỗn tạp, khó hiểu, mất bình an. Đó là những giây phút "nguy hiểm" trong cuộc sống chúng ta. Những lúc ấy, do sự yếu đuối của con người, chúng ta dễ bị mất tự chủ. Và vì thế, chúng ta dễ sinh ra nóng nảy và gắt gỏng trong lời nói khiến người nghe khó lòng hiểu được lý do của sự gắt gỏng ấy. Tôi thường ví sự liên hệ giữa lời nói và giọng nói như thể xác và linh hồn. Những lời nói của ta là thể xác, và giọng nói chính là linh hồn.

Những lời nói của chúng ta là thể xác, và giọng nói chính là linh hồn. Chúng ta có thể nói những điều hoàn toàn hợp lý, trong ngôn ngữ cũng như trong hành động, nhưng vẫn bị cho là sai do bởi giọng nói kém nhẹ nhàng của ta. Vậy trong trường hợp ấy, lời nói thiếu linh hồn. Ví dụ, khi một người vợ đề nghị với chồng mình: "Anh có muốn đi dạo một vòng cho thoải mái không?" Anh ta đã trả lời với vẻ khó chịu: "Được thôi!" Chị ta đáp lại: "Em chỉ hỏi vậy thôi." Anh xẳng giọng hơn một chút: "Thì tôi đã nói là được rồi mà!" Chị nói: "Em biết anh nói được nhưng giọng của anh lại là không." Những câu chuyện đơn giản như vậy xảy ra cả ngàn lần trong ngày, không có gì xa lạ. Thật vậy, giọng nói chúng ta biểu lộ tâm tình của mình cho người nghe nhiều hơn chính những lời được nói ra.

Tính khí và cung giọng cũng được xếp thành nhiều loại. Chẳng hạn, có những người khi thốt lên lời nói, là chúng ta nhận ra ngay họ giả tạo, hoặc thấy ngay họ chân thành. Những người này nói lên được nhiều hơn những lời họ nói. Chúng ta nhận thấy được sự yêu thương, thông cảm và tế nhị nơi họ và vì thế mà chúng ta sẽ cảm động ngay.

Chúng ta cần nhớ rằng nói những "điều đúng" không phải luôn luôn là tốt, trừ khi nó được đi kèm với sự tế nhị, dịu dàng và đầy thương mến. Tính khí và cung giọng là sự chọn lọc của lời nói, và thông thường thì nó chẳng là tội lỗi gì. Nhưng khi kiềm chế tính khí và giọng nói của mình thì ta xây dựng thế giới bình an hơn biết mấy!

Một sai lầm rất lớn thường được gán cho những người tế nhị và nhân hậu. Nhiều người cho rằng sự tế nhị và lòng nhân ái là yếu đuối. Họ tưởng rằng người hiền lành và nhu nhược dễ sai khiến, "chỉ đâu đi đó", hoặc "đẩy đâu là đi đó". Đây là một lầm lỗi lớn, vì tuy ta có thể đẩy họ nhưng họ sẽ không bị lôi cuốn đâu. Họ cũng có sức mạnh tinh thần và tự chủ vậy.

Những việc dễ làm nhất chính là xấu lời, xấu tính, bất lịch sự và thiếu ân cần. Những việc này xảy đến không cần một cố gắng nào cả. Muốn tỏ ra thiếu tế nhị thì rất dễ dàng, nhưng nếu muốn tỏ ra lịch sự thì chúng ta cần phải bền bỉ và có ý chí. Thường đây là việc rất khó làm. Do đó, lần sau nếu ta gặp một người khiến ta nghĩ rằng họ là "tấm thảm" cho mình chùi chân thì xin hãy suy nghĩ kỹ lại. Chủ đề chính mà Thánh Phanxicô Salêsiô thường nêu cao là "chúng ta nên luôn luôn tỏ ra là những người lịch sự, tế nhị."

(Muốn download mp3 file, đặt mouse trên player bar, bấm "right-click" & chọn "save audio as")