![]() ![]() |
|
Chương 1
||
Chương 2
||
Chương 3
||
Chương 4
||
Chương 5
||
Chương 6
||
Chương 7
Chương 8 || Chương 9 || Chương 10 || Chương 11 || Chương 12 || Chương 13 || Chương 14 || Chương 15 Chương 16 || Chương 17 || Chương 18 || Chương 19 || Chương 20 || Chương 21 || Chương 22 || Chương 23 |
|
CHƯƠNG 10 SỰ NÓNG GIẬN TRONG LỜI NÓI Trước hết, chúng ta biết rằng có những cơn nóng giận chính đáng, tức là những nỗi phẫn uất hợp lý, và điều đó vô tội - chính Chúa Giêsu đã biểu lộ sự giận dữ này khi Ngài đuổi những kẻ đổi tiền ra khỏi Đền thờ. Tuy vậy trong cuộc sống, chúng ta đã biết sự nóng giận có sức tàn phá, cơn giận không những làm giảm thiểu giá trị của người khác mà còn phá hoại sự bình an của chính tâm hồn ta nữa. Chúa Giêsu không bao giờ giận dữ trừ phi có lý do chính đáng. Thí dụ, ta sửa dạy con cái trong lúc nóng giận vì chúng đã phạm một lỗi nặng, đó có thể được coi như là cơn giận chính đáng - mặc dù vậy, sự nóng nảy vẫn không là phương pháp tốt nhất để dạy dỗ con cái. Những lời thương yêu dịu dàng luôn luôn có hiệu quả hơn nhiều. Đối với tôi, cơn nóng giận không kiềm chế chính là "điều hủy hoại" con đường đạt đến sự thánh thiện của cá nhân ấy. Một câu chuyện nổi tiếng ở Rôma về Thánh Philip Nêri. Ngài biết có một nữ tu rất đạo đức ở một nhà dòng nọ. Bà nổi tiếng khắp thành phố về sự thánh thiện của mình. Philip Neri quyết định tìm đến để xem bà thánh thiện ra sao. Chọn một ngày trời mưa tầm tã, Ngài đến nhà dòng vào đúng lúc vị nữ tu kia vừa lau xong sàn nhà. Ngài bước vào và dẫm đôi giầy đầy bùn của mình lên sàn nhà để đến ghế ngồi. Không cần phải nói, vị nữ tu nổi giận và trách móc nhiều vì thái độ thiếu tế nhị ấy. Ngài ra về và nói rằng: "Bà ta không phải là Thánh!" Câu chuyện đơn giản trên đủ chứng minh rằng sự nóng giận sẽ hủy hoại công trình tuyệt vời của Đấng Tạo Hóa. Trong cuộc sống, chúng ta có thể làm được rất nhiều việc thật tốt đẹp để nêu gương sáng, và ta cũng có thể làm được những chuyện bác ái, rất thánh thiện; nhưng một khi ta mất sự tự chủ, ta làm hỏng cả những hình ảnh đẹp đó đối với những ai để ý nhìn vào, và chính ta cũng phải thất vọng khi bình tâm suy nghĩ lại và biết rằng mình mất tự chủ. Tôi có một phương pháp để kiềm chế cơn nóng giận của mình. Tôi không biết nó có giúp ích được cho bạn không, nhưng đối với tôi rất là hữu hiệu. Khi tôi cảm thấy cơn giận đang dâng lên, tôi dừng lại một chút trước khi phát biểu để kiểm soát giọng nói của mình, và cố giữ nó ở mức độ bình thường. Vì biết rằng nếu tôi tiếp tục lên cao giọng, thì tôi sẽ mất tự chủ. Càng lớn tiếng bao nhiêu, thì cơn giận của mình càng khó kiềm chế bấy nhiêu. Cho nên tôi rán giữ giọng nói ở mức đều đều để tránh nổi giận. Tôi thường thắc mắc tại sao tội nóng giận lại nằm trong điều răn thứ năm: "Chớ giết người". Giết ai? Giết chính bản thân mình! Quả nhiên, suy nghĩ kỹ lại, ta thấy sự giận dữ có hại cho chính bản thân mình. Khi nóng giận, bạn có để ý thấy sự thay đổi trong cơ thể mình không? Nhịp tim và mạch đập nhanh hơn, huyết áp lên cao hơn, và ta cần một thời gian để cơ thể mình lấy lại nhịp sinh hoạt bình thường. Điều nguy hiểm nhất của cơn nóng giận không kiềm chế là ta không còn sáng suốt, và rồi ta sẽ thốt ra những lời cay độc bổ thẳng vào nạn nhân của mình mà ta sẽ không bao giờ rút lại được. Tất cả sự nóng giận ấy không có chút nào giống hình ảnh Thiên Chúa. Đôi khi mất tự chủ trong cơn giận là biểu hiện của sự yếu đuối trong những lãnh vực khác. Thí dụ, những người đang gian dối hay không được trong sạch thường nghĩ rằng họ có thể che dấu tội của họ, nhưng đến một lúc nào đó sẽ nổ tung lên trong những cơn giận - mà những cơn giận này lại là hậu quả gián tiếp của các tội đó. Cuộc sống rất lạ lùng, ta không thể đóng kịch mãi được. Người hoàn hảo là người tự làm chủ được mình. Nếu ta cố gắng hết sức mình, Thiên Chúa sẽ giúp ta trong phần còn lại. (Muốn download mp3 file, đặt mouse trên player bar, bấm "right-click" & chọn "save audio as") |
|
![]() |